OPENGEAR- TIÊU CHUẨN MỞ CHO THIẾT BỊ PHỤ TRỢ TRUYỀN HÌNH

Mở đầu

Truyền hình là lĩnh vực công nghệ cao với rất nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường hàng năm và cũng rất nhiều hãng phải ra khỏi thị trường hay bị thâu tóm, sát nhập.

Trước đây, thị trường truyền hình được kiểm soát bởi các hãng lớn trong ngành như SONY hay PANASONIC, PHILLIPS…. sau một thời gian, khi công nghệ truyền hình thay đổi từ tương tự sang số và từ độ phân giải thấp sang độ phân giải cao, nhiều hãng một thời vang bóng đã không còn tên trên thị trường. Trong số đó chúng ta có thể kể đến các công ty như Phillips, Leitch, Truevision, Targa…
Sản phẩm của các công ty được mua lại thường vẫn tiếp tục được sản xuất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các sản phẩm bị lọai bỏ khỏi thị trường và không còn dòng sản phẩm thay thế.
Trong thị trường thiết bị truyền hình, thị trường sản phẩm phụ trợ cho truyền hình là thị trường rất đặc trưng. Thiết bị phụ trợ có giá trị không lớn nhưng trong các hệ thống tích hợp, tổng giá trị các thiết bị phụ trợ lại chiếm một tỉ trọng đáng kể của đầu tư.
Khác với các sản phẩn chính của truyền hình, các sản phẩm phụ trợ thường được thiết kế theo module để đảm bảo khả năng thích ứng của thiết bị trong nhiều tích hợp khác nhau theo yêu cầu của từng hệ thống. Với xu thế thu nhỏ nhanh chóng của linh kiện điện tử, các thiết bị phụ trợ ngày càng bành trướng, chiếm dần chức năng của các thiết bị chính trong hệ thống truyền hình. Nếu như cách đây 10 năm, thiết bị phụ trợ thường chỉ là các bộ chuyển đổi AD, DA, các bộ khuếch đại phân chia hình, tiếng thì hiện tại, các thiết bị phụ trợ đã bao gồm một mảng lớn các thiết bị truyền hình từ các thiết bị truyền thống, được mở rộng thêm thành các thiết bị xử lý video như sửa màu, lọc nhiễu, đồng bộ mành, bộ trễ, thiết bị mux, demux tiếng, thiết bị cài logo, key hình, mixer hình thậm chí cả router, chuyển đổi tự động audio mixer, audio compressor/limiter, multiview, mpeg-4 encoder, Optical transceiver….
Như vậy, thiết bị phụ trợ đang dần trở thành thiết bị chủ yếu quan trọng trong việc tích hợp một hệ thống truyền hình.
Vấn đề lớn nhất mà các đơn vị truyền hình gặp phải là việc quá nhiều tiêu chuẩn module phụ trợ. Mỗi hãng sản xuất tự đưa ra chuẩn riêng, không cho phép cắp lẫn các thiết bị của hãng khác và không cho phép tạo một giao diện điều khiển chung cho các hãng cung cấp khác nhau. Nhiều tiêu chuẩn dẫn tới việc tốn không gian bởi khi cần thiết bị của hãng nào thì phải mua khung cắm cạc của hãng đó. Khi cần thay thê một module thì phần lớn trường hợp là phải thay cả khung cắm cạc. Việc buộc phải sử dụng nhiều loại khung cắm cạc do lịch sử để lại hoặc do tình thế bắt buộc gây nhiều phiền toái cho nhà đài, giảm khả năng dự phòng và giảm hiệu quả đầu tư.

Giải pháp Opengear

Để giải quyết vấn đề đau đầu của các đơn vị làm truyền hình trong thời đại mới, Ross Video, nhà sản xuất thiệt bị video chuyên nghiệp từ Canada đã đưa ra giải pháp OPENGEAR- Tiêu chuẩn cắm lẫn chung cho thiết bị phụ trợ.
OpenGear xuất hiện lần đầu tiên năm 2008 và được các hãng sản xuất thiết bị phụ trợ truyền hình nhiệt liệt hoan nghênh. Tính đến năm 2010, đã có hơn 22 nhà sản xuất thiết bị tham gia tổ chức này và sản xuất sản phẩm tuân thủ theo yêu cầu cắm lẫn của Rossgear.
Tiêu chuẩn Opengear dựa trên khung cắm cạc 2 RU với 01 nguồn hoặc 02 nguồn, với tùy chọn điều khiển từ xa toàn bộ các cạc cắm trong frame thông qua một cổng ethernet duy nhất ở frame.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của Frame như sau: • 2RU frame houses up to 20 openGear cards
• 20 OpenGear cạc trong khung cắm 2 RU
• Hỗ trợ cắm lẫn bất kỳ môđul analogue, số, video audio nào trong cùng frame
• Đầu cuối I/O có cấu trúc modular để thích hợp với module sử dụng
• Tấm mặt có thể tháo được để dễ dàng sửa quạt làm mát.
• 02 đường đồng bộ độc lập có loop với kết nối đến từng cạc
• Nguồn 150w với quát tích hợp
• Nguồn dự phòng đạt tiêu chuẩn cắm nóng 24/7
• Công tắc nguồn thao tác từ mặt trước
• Nguồn thay nóng từ phía trước
• Lựa chọn điều khiển qua mạng để setup, giám sát và điều khiển
• Lựa chọn SNMP để điều khiển và giám sát
• Bảo hành 5 năm
Điều đặc biệt khiến OpenGear khiến các nhà đài quan tâm là khả năng điều khiển, kiểm soát và giám sát từ xa các cạc OpenGear thông qua bộ phần mềm Dashboard.
Dashboard là bộ phần mềm mã nguồn mở. Chính vì lẽ đó, nó rất được yêu chuộng bởi các nhà phát triển. Các nhà phát triển liên tục cập nhật Dashboard thêm những tính năng mới và thêm khả năng điều khiển các module mới.
Với Dashboard, toàn bộ thiết bi phụ trợ có thể được điều khiển từ một máy tính duy nhất. Hệ thống sẽ tự nhận diện bất kỳ module nào được cắm nóng vào khung cắm cạc.
Dashboard có lựa chọn trả tiền cho phép giả lập sơ đồ hệ thống kèm với điều khiển từng thiết bị trên sơ đồ.
Với số lượng nhà sản xuất tham gia lớn, Opengear cho phép nhà đài có được lựa chọn thiết bị tốt nhất với đầu tư hợp lý nhất. Trong trường hợp cần thiết phải thay đổi thiết bị, nhà đầu tư có thể tìm tới bất kỳ nhà sản xuất khác và thay thế cạc lỗi thời thành cạc mới mà không cần thay đổi đi dây, thay đổi điều khiển hay làm bất kỳ việc gì khác.

Opengear sản xuất tại Việt nam.

Ngày 15/12/2010, công ty HD Việt nam đã chính thức tham gia tổ chức OpenGear và trở thành một trong các thành viên của tổ chức này.
Với kinh nghiệm tích hợp hệ thống và với thời gian dài theo sát đội ngũ kỹ thuật của các đài truyền hình để nghiên cứu và vận hành các hệ thống tự động hóa, HD Việt nam đã xác định được nhu cầu thật sự của các đài truyền hình để thiết kế các thiết bị phụ trợ phù hợp với thực tế và yêu cầu khai thác.
Sản phầm OpenGear của HD Việt nam bao gồm:
HD DA : khuếch đại phân chia 3G/HD/SD-SDI, Re-locked.
HD Syn: Bộ đồng bộ mành tiêu chuẩn 3G/HD/SD-SDI, Re-locked
HD AFD: Bộ cài tín hiệu định nghĩa khung hình 3G/HD/SD-SDI, Re-locked
HD Logo: Bộ cài logo với nhiều lớp logo điều khiển độc lập bằng phần mềm và bằng bàn điều khiển từ xa
HD Keyer: Key đồ họa lên sóng vào video theo tiêu chuẩn 3G/HD/SD-SDI, Re-locked
HD mixer: Tùy chọn điều chỉnh mức âm thanh và trộn các đường âm thanh ở tín hiệu 3G/HD/SD-SDI,
HD Compressor: Tùy chọn xử lý âm thanh, nén giải động, tự động điều chỉnh mức âm thanh để xử lý khác biệt về mức âm thanh giữa các chương trình phát sóng, đảm bảo mức phát sóng nằm trong khoảng cho phép.
HD Tally: Cạc xử lý thông tin điều khiển router để ra quyết định đóng mạch tally cho các thiết bị hiển thị và đèn tally. Có khả năng đọc thông tin từ cổng Ethernet hoặc RS-422.
CP-8E: Bàn điều khiển từ xa cho cạc logo, keyer
CP-8VE: Bàn điều khiển chiết áp cho các option điều chỉnh âm thanh.
Một số lớn thiết bị này đã được sản xuất và đang được sử dụng cho các kênh K+1 SD, K+2 SD, K+1 HD, K+2 HD và VTV1, VTV2, VTV5 đã chứng tỏ được chất lượng, tính ổn định và hiệu quả kinh tế cho các đài.
Các sản phẩm mới đang tiếp tục được HD Việt nam nghiên cứu và phát triển. Chúng tôi mong muốn được sự ủng hộ của các đơn vị truyền hình ở Việt nam để các thiết bị truyền hình made in Việt nam có cơ hội được phát triển và vươn lên.